Vào một sáng sớm tinh mơ, tôi rời khách sạn để đi ăn thử bánh canh của các chị tại một quán ven đường ở trung tâm thành phố Huế. Tôi ngồi xuống, gọi món và chờ đợi lần đầu tiên được thưởng thức món ăn dân dã của vùng đất Cố đô này. Bánh canh, hiểu theo nghĩa đen là “món bánh được chan nước canh”, là một món ăn bình dị của người dân xứ Huế. Hai vùng đất nổi tiếng nhất về món bánh canh là Nam Phổ, một làng nhỏ nằm trên đường về biển Thuận An, và xã Thủy Dương khu vực dọc đường quốc lộ 1A, cách trung tâm Huế khoảng 3-4 km, và tại đây bánh canh cá lóc là món ăn truyền thống của người dân địa phương.
Bánh canh thực tế là một dạng sợi bánh khá dày của người Việt Nam được làm từ hỗn hợp bột gạo tẻ và bột năng hoặc bột mì. Trong đó, sợi bánh canh được kết hợp với nhiều loại nước dùng khác nhau. Bột đã nhồi được cắt thành các sợi mỏng và thả trực tiếp vào nước dùng. Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của món bánh canh chính là chả tôm. Tôm được luộc chín và bóc vỏ lấy phần thịt. Sau đó, thịt tôm được xào với hành tây trước khi trộn với các gia vị khác như nước mắm, tiêu và một ít nước. Sợi bánh đã luộc chín sẽ được cho vào nồi, khuấy đều trên lửa nhỏ để tránh bị gãy nát. Cuối cùng, bạn có thể chọn bất kỳ nguyên liệu yêu thích nào để thêm vào và thưởng thức món ăn dân dã này.
Hàng trăm năm nay, những gánh bánh canh bán dạo ven đường đã trở thành món ăn quen thuộc đối với những tín đồ yêu ẩm thực xứ Huế. Các quán bánh canh cũng là một nguồn thu nhập quan trọng của người dân Nam Phổ. Bánh canh Nam Phổ có vẻ không phức tạp nhưng lại được chế biến theo cách riêng. Nguyên liệu chính của món ăn này là tôm tươi được khai thác từ vùng đầm phá, thịt tôm rất chắc, dày và không có vị tanh.
Thịt lợn cũng là nguyên liệu được lựa chọn kỹ lưỡng cho món ăn này. Cả hai loại thịt này đều được xay nhuyễn rồi trộn với các loại gia vị cần thiết trước khi nặn thành những viên chả tròn. Một ít hạt điều sẽ được thêm vào trong quá trình xay thịt để tạo vị thơm ngon cho hỗn hợp thịt xay. Một bí quyết đơn giản tạo nên sự khác biệt cho món ăn này chính là chén nước mắm. Chỉ với một thìa canh nước mắm và vài lát ớt xanh, thực khách có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị tinh tế của món bánh canh Nam Phổ.
Quả thật, giữa tiết trời giá lạnh của mùa đông xứ Huế, còn gì ấm lòng hơn khi được thưởng thức một tô bánh canh nóng hổi với một ít tóp mỡ giòn và tương ớt trên mặt. “Bánh canh mụ Đợi” là tên quán bánh canh vô cùng nổi tiếng được rất nhiều người dân xứ Huế biết đến. Hoặc nếu lang thang ngoại ô thành phố Huế về đêm và muốn ăn chút gì đó trước khi đi ngủ, thực khách nên ghé quán bánh canh cá lóc Thủy Dương ven đường.
Bánh canh là món ăn được nhiều du khách nước ngoài yêu thích khi đến Huế. Họ đã từng được nghe về món ăn này nhưng chỉ thực sự khám phá trọn vẹn hương vị của nó khi tạt vào một quán ven đường, ngồi xuống, gọi món đặc sản địa phương này rồi cùng nhau nhâm nhi trò chuyện. Bánh canh không phải là “bánh” và “nước canh”. Đơn giản chỉ là “Bánh canh” như chính cái tên của nó vậy.
Tên tác giả: Vinh Phan